DeMo July

recent
Ad 728x90

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Cách kiểm tra ổ cứng máy tính chuẩn GPT hay MBR

Cách kiểm tra ổ cứng máy tính chuẩn GPT hay MBR

Cả 2 chuẩn GPT hay MBR đều là tiêu chuẩn ổ cứng quy định cách thức nhập hoặc xuất dữ liệu, phân vùng ổ đĩa. MBR là viết tắt của Master Boot Record và GPT viết tắt của GUID Partition Table. Mỗi một chuẩn đều có những đặc điểm riêng như chuẩn GPT ra đời sau nên có nhiều ưu điểm và lợi thế hơn chuẩn MBR, ra mắt trước đó.
Tuy nhiên, chuẩn MBR lại có lợi thế đó là có sự tương thích với tất các các hệ điều hành, trong khi đó GPT sẽ chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64 bit. Ngoài ra, tiêu chuẩn MBR có thể sử dụng trên các máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFI, nhưng GPT sẽ chỉ dùng được trên máy tính chuẩn UEFI mà thôi. Vậy bạn có biết ổ cứng máy tính đang dùng chuẩn GPT hay MBR không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kiểm tra ổ cứng thuộc chuẩn GPT hay MBR.

Hướng dẫn xem ổ cứng chuẩn GPT hay MBR

Như đã nói bên trên, nếu máy tính bạn đang dùng là Windows 32 bit thì chắc chắn ổ cứng đang dùng là chuẩn MBR. Ổ cứng chuẩn GPT sẽ chỉ hỗ trợ cài Windows 64 bit nên nếu máy tính là Windows 32 bit thì ổ cứng không thể chuẩn GPT.
Để kiểm tra xem ổ cứng chuẩn GPT hay MBR hay không thì có 2 cách qua Comand Line và Disk management.

Cách 1: Kiểm tra chuẩn ổ cứng qua Comand Line

Bước 1:
Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập từ khóa diskpart và chọn OK để truy cập.
Nhập từ khóa diskpart
Bước 2:
Xuất hiện giao diện Diskpart. Tại đây người dùng nhập list disk vào và ấn Enter. Ngay lập tức xuất hiện danh sách các ổ cứng có trên máy tính và được kết nối với máy tính, như ổ cứng máy tính, ổ cứng di động, USB, đĩa CD,..
Một ổ cứng có thể gồm nhiều phân vùng mà bạn vẫn thường hay gọi là ổ đĩa C, D, E đó.
Trong thông tin bên dưới cột Disk, Size là các cột tên và dung lượng các ổ cứng. Ổ cứng trên máy tính luôn là ổ Disk 0. Ngoài ra Disk 1 là ổ cứng di động mình cắm vào máy, Disk 2 là USB, tùy theo máy tính có kết nối với ổ cứng ngoài nào hay không.
Chúng ta sẽ chú ý đến cột Gpt, nếu dòng tên ổ cứng nào ở cột Gpt có dấu * thì ổ cứng đó theo chuẩn GPT.
Ổ cứng chuẩn GPT
Trường hợp ổ cứng nếu không có dấu * thì là tiêu chuẩn MBR.
Chuẩn MBR

Cách 2: Kiểm tra chuẩn ổ cứng bằng Disk management

Bước 1:
Tại giao diện màn hình, click chuột phải vào This PC chọn Manage, nếu dùng Windows 8 và Windows 10. Từ Windows 7 trở xuống, nhấp chuột phải vào My Computer và chọn Manage.
Nhấn Manage
Bước 2:
Xuất hiện giao diện hộp thoại Computer Management. Tại đây click vào mục Disk Management ở danh sách bên trái. Nếu không thấy thì click vào biểu tượng mũi tên tại Storage để mở rộng danh sách hiển thị.
Nhấn chọn Disk Manage
Bước 3:
Nhìn sang nội dung bên phải sẽ nhìn thấy danh sách các ổ cứng trên máy tính bao gồm Disk 0, Disk 1, Disk 2,… Cũng tương tự như khi kiểm tra ổ cứng trên Disk management, chúng ta sẽ biết được 1 máy tính chỉ có 1 ổ cứng và nhiều phân vùng cổ cứng là C, D, E,.. Ổ cứng Disk 0 bao giờ cũng là ổ cứng chứa phân vùng cài hệ điều hành đang chạy.
Danh sách ổ đĩa
Tiếp tục click chuột phải vào Disk 0 và xem nếu có dòng Convert to MBR Disk thì ổ cứng của bạn là ổ GPT.
Ổ cứng chuẩn GPT
Nếu không xuất hiện dòng Convert to MBR Disk thì bạn hãy nhấn tiếp chuột phải vào ổ cứng rồi chọn Properties.
Nhấn chọn Properties
Bước 4:
Xuất hiện giao diện cửa sổ mới. Tại đây click vào tab Volume. Sau đó nhìn xuống dòng Partition style có dòng GUID Partition Table (GPT) thì ổ cứng bạn dùng là GPT.
Phân biệt ổ cứng GPT
Ngược lại xuất hiện dòng Master Boot Record (MBR) thì ổ cứng bạn dùng là MBR.
Ổ cứng MBR
Trên đây là 2 cách để kiểm tra xem ổ cứng máy tính Windows thuộc tiêu chuẩn GPT hay MBR. 2 cách kiểm tra trên Comand Line và Disk management rất đơn giản, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để sử dụng. Nếu máy tính đang dùng là Windows 32 bit thì có thể chắc chắn ổ cứng thuộc chuẩn MBR. Còn nếu dùng Win 64 bit thì chúng ta sẽ cần tiến hành bước kiểm tra để xác định chuẩn GPT hay MBR.
Xem thêm:
Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Boot USB cài Win Laptop Acer V3-471 theo 2 chuẩn Boot Legacy + MBR và Uefi + GPT

Boot USB cài Win Laptop Acer V3-471 theo 2 chuẩn Boot Legacy + MBR và Uefi + GPT



Boot USB cài Win Laptop Acer V3-471 theo 2 chuẩn Boot Legacy + MBR và Uefi + GPT và một số lỗi khi cài win Facebook: https://www.facebook.com/thangtpl Fanpage: https://www.facebook.com/suamaytinhtpl/ Groups: https://www.facebook.com/groups/congd... Nếu thấy nội dung hay thì like, share và đăng ký kênh ủng hộ mình. Đăng ký kênh tại đây: https://goo.gl/VBgBqH


Hướng dẫn cách cài Win 10 bằng USB chi tiết từng bước một. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 cái USB 4GB và làm theo hướng dẫn. Nếu trong quá trình cài, bạn gặp trục trặc gì, hãy bình luận ở bên dưới video (bạn nhớ ghi cũ thể) để mình hỗ trợ bạn. ❤ Hãy bấm LIKE, CHIA SẺ và ĐĂNG KÝ ✔ Link tải Win 10 và phần mềm Rufus: https://goo.gl/PJWAH3 ✔ Những phần mềm cần thiết sau khi cài lại Windows 10: https://youtu.be/7twYKALRrEY - Ghi chú: Nếu bạn boot vào usb không được hoặc cài không được, thì bạn hãy cài theo cách trực tiếp từ ổ cứng này cho nó dễ: https://youtu.be/8afqoVHSJlg Bạn cũng nên tham gia vào nhóm trên Facebook (link ở dưới), để mọi người hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé! Kết nối với mình ----------------------------------------¬----------------- ► Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/KenhTinHocOn... ► Nhóm Facebook: https://goo.gl/gmXxtJ ► Google+: https://goo.gl/KBlxvd Cảm ơn bạn đã theo dõi! Đừng quên xếp hạng cho video này và bấm Đăng ký để nhận những cập nhật mới nhất nhé! Nếu bạn thấy hữu ích, bạn hãy bấm Like, Share và để lại Bình luận ở bên dưới! Cảm ơn bạn rất nhiều!
Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau

Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau

BIOS (viết tắt của Basic Input/Output System - hệ thống đầu vào/ra cơ bản) là nơi chứa nhiều nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip Firmware của mainboard giúp kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính như tùy chỉnh thứ tự ổ cứng, ổ đĩa, usb khi khởi động lại hệ điều hành, kiểm tra và chạy driver của các thiết bị ngoại vi như bàn phím, USB, chuột, card audio,...
BIOS Setup Utility
Những phím truy cập BIOS phổ biến nhất cho máy tính hiện nay F1, F2, F10, F12, DELhoặc ESC. Tuy nhiên, các bạn có thể phân biệt theo loại mainboard hoặc dòng máy để dễ dàng biết phím truy cập BIOS hơn:

Danh sách phím truy cập BIOS theo mainboard

  • Mainboard Abit - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard ASRock - Bấm phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard ASUS - Bấm phím DEL, Print hoặc F10 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard BFG - Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard FREESCALE - Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard DFI - Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard ECS Elitegroup - Bấm phím DEL hoặc F1 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard EVGA - Bấm phím Del để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Foxconn - Nhấn Del để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard GIGABYTE - Bấm phím Del để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Intel - Bấm phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard JetWay - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Mach Speed - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard MSI (Micro-Star) - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard PCChips - Bấm phím DEL hoặc F1 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard SAPPHIRE - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Shuttle - Bấm phím Del hoặc Ctrl + Alt + Esc phím để vào tiện ích thiết lập BIOS.
  • Mainboard Soyo - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Super Micro - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard TYAN - Bấm phím DEL hoặc F4 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard XFX - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.

Danh sách phím truy cập BIOS theo dòng máy

Laptop SONY VAIO
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F10
Laptop HP – COMPAQ
  • Một số dòng máy của HP thì bạn sẽ phải bấm Esc - nút Escape để vào BIOS.
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F10
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F11
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F9
Laptop ACER
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.
Laptop ASUS
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ESC
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
Laptop LENOVO THINKPAD
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F1
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ThinkVantage
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
Laptop DELL
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F8 rồi chọn Repair your Computer
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
Chúc các bạn thành công!
Phím tắt vào BIOS, Boot Menu khởi động máy tính từ USB để cài Win: Dell, Asus, Acer, Lenovo, HP

Phím tắt vào BIOS, Boot Menu khởi động máy tính từ USB để cài Win: Dell, Asus, Acer, Lenovo, HP

Hướng dẫn cách vào BIOS, Boot Menu khởi động máy tính từ USB để cài Win: Dell, Asus, Acer, Lenovo, HP

Khá nhiều bạn thắc mắc với mình rằng cách vào boot vào USB hoặc đĩa để cài windows thay vì khởi động thẳng vào windows thì làm sao. Cái này còn phải tùy theo hãng và từng dòng sẽ sử dụng những phím khác nhau. Tuy nhiên tổng thể các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết được. THông thường chúng ta sẽ có 2 cách:

1. Vào Menu Boot


Phím tắt vào BIOS, Boot Menu khởi động máy tính từ USB để cài Win: Dell, Asus, Acer, Lenovo, HP


Cách này đơn giản và cũng nên làm, khi khỏi động màn hình đen đầu tiên các bạn nhấn phím tắt để vào Menu boot, Máy tính sẽ hiển thị danh sách những thiết bị bạn có thể Boot vào được thay vì khởi động thẳng vào windows. TÍnh năng này giúp bạn boot vào cài windows nhanh chóng mà không cần thiết lập lại sau khi cài xong.

Thông thường nhấn phím F12 hoặc ESC là nhiều hoặc có thể dùng được cả 2

2. Thiết lập thứ tự ưu tiên của Boot

Lựa chọn thứ 2 là vào BIOS thiết lập thứ tự boot ưu tiên, mặc định thông thường sẽ là ổ cứng HDD hoặc SSD của bạn để chạy windows, các bạn cần phải điều chỉnh USB flash lên đầu để máy tính boot vào USB trước để cài windows.



Phím tắt vào BIOS, Boot Menu khởi động máy tính từ USB để cài Win: Dell, Asus, Acer, Lenovo, HP


Sau khi cài lại các bạn 1 lần nữa vào BIOS chỉnh lại set về mặc định chỉnh ưu tiên việc BOOT HDD lên đầu


HãngLoạiModelVào Boot MenuVào BIOS/UEFI Key
AcerEsc, F12, F9Del, F2
AcernetbookAspire One zg5, zg8F12F2
AcernetbookAspire TimelineF12F2
AcernetbookAspire v3, v5, v7F12F2
AppleAfter 2006Option
AsusdesktopF8F9
AsuslaptopVivoBook f200ca, f202e, q200e, s200e, s400ca, s500ca, u38n, v500ca, v550ca, v551, x200ca, x202e, x550ca, z202eEscDelete
AsuslaptopN550JV, N750JV, N550LF, Rog g750jh, Rog g750jw, Rog g750jxEscF2
AsuslaptopZenbook Infinity ux301, Infinity ux301la, Prime ux31a, Prime ux32vd, R509C, Taichi 21, Touch u500vz, Transformer Book TX300EscF2
Asusnotebookk25f, k35e, k34u, k35u, k43u, k46cb, k52f, k53e, k55a, k60ij, k70ab, k72f, k73e, k73s, k84l, k93sm, k93sv, k95vb, k501, k601, R503C, x32a, x35u, x54c, x61g, x64c, x64v, x75a, x83v, x83vb, x90, x93sv, x95gl, x101ch, x102ba, x200ca, x202e, x301a, x401a, x401u, x501a, x502c, x750jaF8DEL
AsusnetbookEee PC 1015, 1025cEscF2
CompaqPresarioEsc, F9F10
DelldesktopDimension, Inspiron, Latitude, OptiplexF12F2
DelldesktopAlienware Aurora, Inspiron One 20, Inspiron 23 Touch, Inspiron 620, 630, 650, 660s, Inspiron 3000, X51, XPS 8300, XPS 8500, XPS 8700, XPS 18 Touch, XPS 27 TouchF12F2
DelldesktopInspiron One 2020, 2305, 2320, 2330 All-In-OneF12F2
DelllaptopInspiron 11 3000 series touch, 14z Ultrabook, 14 7000 series touch, 15z Ultrabook touch, 15 7000 series touch, 17 7000 series touchF12F2
DelllaptopInspiron 14R non-touch, 15 non-touch, 15R non-touch, 17 non-touch, 17R non-touchF12F2
DelllaptopLatitude c400, c600, c640, d610, d620, d630, d830, e5520, e6320, e6400, e6410, e6420, e6430, e6500, e6520, 6430u Ultrabook, x300F12F2
DelllaptopPrecision m3800, m4400, m4700, m4800, m6500, m6600, m6700, m6800F12F2
DelllaptopAlienware 14, Alienware 17, Alienware 18, XPS 11 2-in-1, XPS 12 2-in-1, XPS 13, XPS 14 Ultrabook, XPS 15 Touch,F12F2
eMachinesF12Tab, Del
FujitsuF12F2
HPgenericEsc, F9Esc, F10, F1
HPdesktopPavilion Media Center a1477cEscF10
HPdesktopPavilion 23 All In OneEscF10
HPdesktopPavilion Elite e9000, e9120y, e9150t, e9220y, e9280tEsc, F9F10
HPdesktopPavilion g6 and g7EscF10
HPdesktopPavilion HPE PC, h8-1287cEscEsc
HPdesktopPavilion PC, p6 2317cEscEsc
HPdesktopPavilion PC, p7 1297cbEscEsc
HPdesktopTouchSmart 520 PCEscEsc
HPlaptop2000EscEsc
HPnotebookPavilion g4EscF10
HPnotebookENVY x2, m4, m4-1015dx, m4-1115dx, sleekbook m6, m6-1105dx, m6-1205dx, m6-k015dx, m6-k025dx, touchsmart m7EscEsc
HPnotebookEnvy, dv6 and dv7 PC, dv9700, Spectre 14, Spectre 13EscEsc
HPnotebook2000 - 2a20nr, 2a53ca, 2b16nr, 2b89wm, 2c29wm, 2d29wmEscEsc
HPnotebookProbook 4520s, 4525s, 4540s, 4545s, 5220m, 5310m, 5330m, 5660b, 5670bEscF10
HPtowerPavilion a410nEscF1
IntelF10
LenovodesktopF12, F8, F10F1, F2
LenovolaptopF12F1, F2
LenovolaptopThinkPad edge, e431, e531, e545, helix, l440, l540, s431, t440s, t540p, twist, w510, w520, w530, w540, x140, x220, x230, x240, X1 carbonF12F1
LenovolaptopIdeaPad s300, u110, u310 Touch, u410, u510, y500, y510, yoga 11, yoga 13, z500NovobuttonNovo button
LenovolaptopIdeaPad P500F12 or Fn + F11F2
LenovonetbookIdeaPad S10-3F12F2
Lenovonotebookg460, g470, g475, g480, g485F12F2
NECF5F2
Packard BellF8F1, Del
SamsungF12, Esc
SamsungnetbookNC10EscF2
Samsungnotebooknp300e5c, np300e5e, np350v5c, np355v5c, np365e5c, np550p5cEscF2
SamsungultrabookSeries 5 Ultra, Series 7 Chronos, Series 9 UltrabookEscF2
SamsungultrabookAtiv Book 2, 8, 9F2F10
SharpF2
SonyVAIO Duo, Pro, Flip, Tap, Fitassistbuttonassist button
SonyVAIO, PCG, VGNF11F1, F2, F3
SonyVGNEsc, F10F2
ToshibalaptopKira, Kirabook 13, UltrabookF12F2
ToshibalaptopQosmio g30, g35, g40, g50F12F2
ToshibalaptopQosmio x70, x75, x500, x505, x870, x875, x880F12F2
ToshibaProtege, Satellite, TecraF12F1, Esc
ToshibaEquiumF12F12
arrow_upward